Thở khi bơi, đặc biệt là bơi sải, luôn là một trong những việc khiến người mới tập bơi lo lắng. Thở là phản xạ tự nhiên của cơ thể, bạn không cần phải điều khiển bằng ý chí nhưng khi bơi, người chơi phải điều khiển nó cùng lúc với việc chống lại một số phản xạ không hợp lý của cơ thể.



Nguyên nhân phổ biến là người bơi có phản xạ nín thở khi úp mặt xuống nước thay vì thở ra. Lý do người chơi cảm thấy việc thở có thể làm nước chui vào miệng hay mũi nên vô hình chung họ đóng mũi và miệng rồi nín thở luôn.
Cách này dẫn đến 2 tác hại:
– Người bơi cảm thấy ngộp thở thực chất là do lượng CO2 (carbon dioxit) tăng cao chứ không phải do thiếu O2 (Oxygen).
– Người bơi sẽ không có đủ thời gian để hít khí khi recover (trả tay trên không) vì lúc ấy họ vừa phải thở ra và hít ngay vào cho kịp nhịp bơi. Vì vậy, chất lượng lẫn số lượng khí hít là không đủ.
Bạn luôn phải ghi nhớ thở ra cho hết khí, và việc thở bằng mũi là cách hữu hiệu nhất để ngăn ngừa nước chui vào mũi. Lý do thật đơn giản bởi khi đó bạn đang bận đẩy khí ra sẽ không còn đường nào cho nước chui ngược vào mũi.


Lỗi này có thể đến từ nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do lo lắng thái quá hoặc luống cuống. Khoảng thời gian cho việc lấy hơi vào khá ngắn, nó gói gọn trong giai đoạn bàn tay vừa đưa ra khỏi mặt nước cho đến khi tay vung ra trước đến điểm phía trên vai, nghĩa là ¼ vòng tròn chu kỳ tay. Nếu chưa đưa miệng lên kịp vào thời điểm bàn tay ra khỏi mặt nước, bạn sẽ bị THỞ MUỘN, khi đó cơ thể sẽ có rất ít thời gian để hít vào, bạn gặp 2 tình huống: hoặc hít được chút khí ít ỏi, hoặc sẽ kéo dài thời gian hít hơi khiến chuỗi kỹ thuật sau đó bị ảnh hưởng.
Hãy luôn nhớ hít đúng thời điểm, không sớm cũng không muộn. Cạnh đó, nhiều người bơi hít hơi nhưng không vào phổi mà chỉ chứa hơi trong vòm họng và miệng, điều này chẳng giúp mang oxy vào phổi và máu nên bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy ngộp. Nhớ phải HÍT SÂU và thở ra hoàn toàn dưới mặt nước trước khi bạn lấy hơi lượt mới.


Có thể người chơi sẽ ngạc nhiên khi nghe điều này nhưng thực tế là nhịp tim của bạn sẽ tăng cao, nhu cầu oxy vào máu tăng theo dẫn đến tình trạng cạn kiệt oxy nhanh chóng và ngộp khi bạn bơi với nhịp chân quá nhanh. Lý do đơn giản là đùi của bạn là 2 khối cơ to nhất cơ thể, nó đòi hỏi nhiều năng lượng để hoạt động hơn bất kỳ chỗ nào khác. Bạn sẽ thấy khi bơi tay (kẹp ván bơi) với tần số cao, tim của bạn vẫn không bị kích thích nhiều như khi bơi phối hợp với tần số chân nhanh.
Đối với những người bơi yếu, vì sợ chìm nên chân thường đập rất nhanh, và khi chưa tìm được nhịp điệu phối hợp dễ rơi vào trường hợp này. Lời khuyên của tôi là bơi từng đoạn thật ngắn 15 – 25m và tập trung vào nhịp động tác giữa chân và tay.
Khi bơi nguyên tắc thở sẽ là: hít vào bằng miệng, thở ra bằng mũi hoặc mũi và miệng. Khi hít, bạn phải hít khí vào tận phổi, và phải thở hết hơi đã hít ở dưới nước trước khi hít hơi mới.

Nguồn: Phạm Thúy Vi (VĐV kiện tướng quốc gia (1996-2001) và từng là HLV đội tuyển TP.HCM (2004-2011). HLV đội tuyển số 1 Singapore Swimfast và trợ lý HLV đội tuyển bơi trẻ Singapore)
Đừng quên theo dõi Fanpage để cập nhật nhanh nhất những thông tin về ngày hội 𝗩𝗶𝗲𝘁𝗻𝗮𝗺 𝗙𝗲𝘀𝗧𝗥𝗜𝘃𝗮𝗹 vào ngày 12/03/2023 nhé!
———–
𝐕𝐈𝐄𝐓𝐍𝐀𝐌 𝐅𝐄𝐒𝐓𝐑𝐈𝐕𝐀𝐋 𝐛𝐲 𝐕𝐍𝐓𝐂 𝐚𝐧𝐝 𝐒𝐭𝐨𝐩 𝐀𝐧𝐝 𝐆𝐨 (𝐁𝐢𝐧𝐡 𝐓𝐡𝐮𝐚𝐧 𝟐𝟎𝟐𝟑)
– Ngày sự kiện: 10/03 – 12/03/2023
– Địa điểm: Bàu Trắng – Bắc Bình – Bình Thuận
– Cự ly thi đấu cá nhân: 70.3 và 5650
– Hotline: 0379.512.541
– Email: info@stopandsports.com
– Website: https://stopandsports.com