Phan Rí Cửa với lịch sử hơn 106 năm hình thành và phát triển, trải qua những thăng trầm trong các giai đoạn lịch sử, nhưng đã từng bước khẳng định giá trị của mình với những bản sắc riêng biệt trong phát triển đô thị trẻ cũng như là nơi kết nối các điểm du lịch lớn trong và ngoài tỉnh.
Thuở ban đầu cư dân định cư mang tên Phan Rí (Pảrik) ở cửa sông Lũy, nằm giữa vùng Pandaranga của người Chăm. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên gốc địa danh của vùng đất này theo tiếng Chăm là Parik, được phiên âm Việt hóa thành Phan Rí. Vùng đất Parik nhờ có lợi thế cửa sông đã hình thành một thị tứ sầm uất. Từ năm 1832, thuộc Hòa Đa thổ huyện sau đổi là quận Phan Lý Chàm – bao gồm Phan Rí Cửa và Phan Rí Thành (Bắc Bình) hiện nay. Có thể coi Phan Rí ngày xưa là một thủ phủ phía Bắc tỉnh Bình Thuận cho nên ngày 18/2/1916, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập thị xã Phan Rí (theo Việt Nam – những sự kiện lịch sử 1858 – 1918) tức chỉ sau thị xã Phan Thiết (1898) 18 năm.
Năm 1888, triều đình Huế xác lập lại một số xã và lúc này tỉnh Bình Thuận còn lại phủ Hàm Thuận gồm 4 huyện Tuy Phong, Hòa Đa, Hòa Đa Thổ và Tuy Lý (có Hàm Tân). Địa danh Phan Lý tồn tại từ xưa đối với vùng đất Tuy Phong – Bắc Bình, sự kết hợp đặc thù của cư dân Kinh và Chăm có một vị trí trung tâm trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội địa phương. Dưới thời chúa Nguyễn, Phan Lý Thành là thủ phủ của trấn Thuận Thành sau là sở lỵ của tỉnh Bình Thuận. Đến năm 1910, tỉnh Bình Thuận có 8 đơn vị hành chính phủ, huyện. Trong đó có huyện Tuy Phong, huyện Hòa Đa (Kinh), phủ Phan Lý (Chăm). Khi chia tách có 2 đơn vị Phan Rí Thành (Bắc Bình) và Phan Rí Cửa (Tuy Phong).
Năm 1888, triều đình Huế xác lập lại một số xã và lúc này tỉnh Bình Thuận còn lại phủ Hàm Thuận gồm 4 huyện Tuy Phong, Hòa Đa, Hòa Đa Thổ và Tuy Lý (có Hàm Tân). Địa danh Phan Lý tồn tại từ xưa đối với vùng đất Tuy Phong – Bắc Bình, sự kết hợp đặc thù của cư dân Kinh và Chăm có một vị trí trung tâm trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội địa phương. Dưới thời chúa Nguyễn, Phan Lý Thành là thủ phủ của trấn Thuận Thành sau là sở lỵ của tỉnh Bình Thuận. Đến năm 1910, tỉnh Bình Thuận có 8 đơn vị hành chính phủ, huyện. Trong đó có huyện Tuy Phong, huyện Hòa Đa (Kinh), phủ Phan Lý (Chăm). Khi chia tách có 2 đơn vị Phan Rí Thành (Bắc Bình) và Phan Rí Cửa (Tuy Phong).
Từ giữa thế kỷ 19, theo sách Đại Nam nhất thống chí nói về địa danh Phan Rí qua con sông Phan Lý / Phan Rí như sau: “…có một chi từ núi Kỳ La chảy vào nam 23 dặm, đến xã Thanh Tu nhập lại rồi chảy độ 3 dặm nữa thì ra cửa biển Phan Rí”.
Năm 1955, dưới thời chính quyền VNCH, Hòa Đa Thổ huyện sau là quận Phan Lý Chàm (các xã ấp người Chăm) và Phan Rí có tên chính thức là Phan Rí Cửa, thuộc quận Hòa Đa, tỉnh Bình Thuận. Phan Rí Cửa từ nguyên tên của các bản đồ thời Pháp thuộc ghi là “Phanri-port”, tức hải cảng Phan Rí vì nằm ngay tả ngạn cửa sông Lũy tiếp giáp 2 huyện Bắc Bình – Tuy Phong. Từ năm 1977, xã Phan Rí Cửa được nâng lên thị trấn. Thị trấn Phan Rí Cửa hiện nay được đánh giá là thuộc vào thế “nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ” là có đường quốc lộ 1A, nay có thêm tuyến đường du lịch ven biển đẹp nhất Việt Nam nối với Hòa Phú, Bàu Trắng với chiều dài 9,4km và dự án sân bay Hòa Thắng (Bắc Bình). Chính vì thế, việc di chuyển tại đây cực kỳ thuận lợi tạo điều kiện thoải mái để du khách du lịch Phan Rí Cửa bằng nhiều phương tiện khác nhau từ ô tô, tàu hỏa đến xe máy để đi phượt riêng. Đặc biệt, thị trấn còn nằm trên cung đường ven biển đẹp nhất Việt Nam bắt đầu từ Bàu Trắng với chiều dài 9,4km
Tiềm năng kinh tế biển ở đây với ngư trường lớn, là một trong ba địa điểm quan trọng về thủy sản của Bình Thuận (Phan Rí Cửa, Phan Thiết, La Gi). Năm 2010, nghị quyết HĐND tỉnh Bình Thuận trong quy hoạch đến năm 2030, xác định thị trấn Phan Rí Cửa, cùng thị xã La Gi là trung tâm tiểu vùng phía Bắc và Nam của tỉnh Bình Thuận.